Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làm Sạch, Khử Khuẩn Và Tiệt Khuẩn Dụng Cụ

Làm Sạch, Khử Khuẩn Và Tiệt Khuẩn Dụng Cụ

.1 Nguyên tắc làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn

Việc làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ/ thiết bị rất quan trọng trong việc hạn chế lây truyền vi sinh vật từ các dụng cụ dùng lại.  Mức độ khử khuẩn tuỳ thuộc vào nguy cơ gây ra nhiễm trùng khi dụng cụ được dùng lại.  Bảng phân loại Spaulding thường được sử dụng để phân loại mức độ cần làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn cho dụng cụ đã sử dụng cho bệnh nhân.  Theo Spaulding, thiết bị y tế và dụng cụ phẫu thuật được phân loại theo mức độ tiếp xúc với mô cơ thể và nguy cơ gây nhiễm trùng khi sử dụng chúng, bao gồm không thiết yếu, bán thiết yếu và thiết yếu (bảng 6-1)Mỗi loại vi sinh vật nhạy với các mức độ khử tiệt khuẩn khác nhau. Phân loại nhóm vi sinh vật theo thứ tự từ nhạy cảm thấp đến cao đối với các mức độ khử khuẩn trình bày ở bảng 6-2

 Phân loại Spaulding

Loại dụng cụ

Mức độ tiếp xúc

Ví dụ

Mức độ xử lý

Dụng cụ không thiết yếu

Tiếp xúc với da lành

Ống nghe, máy đo huyết áp, bề mặt máy móc, băng ca, nạng

Làm sạch rồi khử khuẩn mức độ thấp đến trung bình.

Dụng cụ bán thiết yếu

Tiếp xúc với niêm mạc hay da không lành lặn

Dụng cụ hô hấp, ống nội soi mềm, ống nội khí quản, bộ phận hô hấp trong gây mê,

Khử khuẩn mức độ cao

Dụng cụ thiết yếu

Tiếp xúc với mô bình thường vô trùng hay hệ thống mạch máu hoặc những cơ quan có dòng máu đi  qua.

Dụng cụ phẫu thuật, kính nội soi ổ bụng hay khớp, thiết bị chịu nhiệt và đèn nội soi cần tiệt khuẩn

Tiệt khuẩn

 Phân loại vi sinh vật theo thứ tự nhạy cảm với các mức độ khử khuẩn

*  Chất khử khuẩn mức độ thấp gồm: hợp chất ammonium bậc 4, Phenol, Hydrogen peroxide 3%.
**  Chất khử khuẩn mức độ trung bình bao gồm: Alcohols, Chlorines, Iodorphors.
*** Chất khử khuẩn mức độ cao bao gồm: Gluta-aldehydes, OPA, Peracetic acid, hydrogen peroxide 6%, Formaldehydes (sử dụng hạn chế). Các hoá chất này có thể đạt khả năng tiệt khuẩn khi ngâm thời gian kéo dài theo quy định.

Một số nguyên tắc

  1. Dụng cụ tái sử dụng phải được làm sạch hoàn toàn trước khi khử khuẩn hay tiệt khuẩn.
  2. Dụng cụ tái sử dụng được tráng và lau khô đúng cách trước khi khử khuẩn hay tiệt khuẩn và để khô trước khi lưu trữ.
  3. Dụng cụ vô trùng được tiếp nhận phải được giữ vô trùng cho đến khi sử dụng.
  4. Nên tuân theo những khuyến cáo của nhà sản xuất về các dịch vụ chăm sóc và bảo trì sản phẩm, bao gồm thông tin về a) khả năng tương thích của thiết bị với các hoá chất sát trùng, b) liệu thiết bị có chịu được nước hay có thể ngâm trong nước để làm sạch không? c) thiết bị nên được khử khuẩn như thế nào?
  5. Dụng cụ điều trị hô hấp và gây mê cần ít nhất được khử khuẩn mức độ cao.
  6. Qui trình tiệt khuẩn phải được giám sát ở mỗi chu kỳ bằng các chỉ thị cơ học và hoá học.
  7. Qui trình tiệt khuẩn phải được giám sát định kỳ bằng chỉ thị sinh học.
  8. Sau khi tái xử lý phải duy trì độ tiệt khuẩn cho đến thời điểm sử dụng.
  9. Nếu dùng lại dụng cụ sử dụng một lần, phải theo dõi độ an toàn.
  10. Tiệt khuẩn chớp nhoáng không được khuyến cáo và chỉ nên sử dụng ở cấp cứu và không bao giờ dùng cho các thiết bị implant..
  11. Lò vi sóng, máy tiệt khuẩn hạt thuỷ tinh và đun sôi tiệt khuẩn không nên sử dụng.
  12. Phải có nhân viên được huấn luyện đặc biệt, thành thạo chịu trách nhiệm giám sát việc khử khuẩn và tiệt khuẩn.

Tác giả: GV - Giang Thị Phương - Mn Sơn Ca
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 101
Hôm qua : 166
Tháng trước : 7.081